Doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào ???

 Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế nào từ khi thành lập, hoạt động và đến giải thể doanh nghiệp : Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập daonh nghiệp,  thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế đất...

 

 

1. Thuế môn bài :

Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.

* Ví dụ :

   - Bậc 1: Vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài của cả năm là 3.000.000 đồng.


    - Bậc 2: Vốn đăng ký từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 2.000.000 đồng.


    - Bậc 3: Vốn đăng ký từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.500.000 đồng.


    - Bậc 4: Vốn đăng ký dưới 2 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.000.000 đồng

Doanh nghiệp tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trả thuế môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.

 

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp :

   - Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng.


   - Mức thuế 28% áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp đã đăng ký theo Luật Doanh nghiệp (công ty tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần) hoạt động trong bất kỳ ngành nào, ngoại trừ các dự án thăm dò và khai thác dầu khí (với mức thuế từ 28% đến 50%);


   - Các mức thuế ưu đãi 20%, 15% và 10% được áp dụng khi đáp ứng được một số tiêu chí như một số ngành công nghiệp hay địa phương đang khuyến khích đầu tư. hiện hành;

 


3. Thuế giá trị gia tăng.

Có 3 mức thuế VAT như sau:
   - Mức thuế 0% áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu phần mềm, các dịch vụ cho công ty hoạt động trong khu chế xuất, hàng hoá do nhà thầu phụ sản xuất và hàng của một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bán cho khác hàng là người nước ngoài nhưng giao nhận tại Việt Nam; và các hoạt động xây lắp cho các dự án xây dựng nước ngoài;


    - Mức thuế 5% áp dụng cho khoảng 41 nhóm hàng hoá và dịch vụ như than, máy móc, sản phẩm luyện kim, khuôn đúc, hoá chất, máy tính và linh kiện, chất nổ, săm lốp, que hàn, dịch vụ xây lắp, dịch vụ sửa chữa thiết bị , dịch vụ đăng ký phương tiện giao thông vận tải, các sản phẩm xi măng công nghiệp, nhựa thông, đường, mía, nước uống, phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị y tế, dược phẩm, đồ chơi, sản phẩm nông lâm nghiệp chưa qua chế biên, máy tính và đĩa vi tính;


    - Mức thuế 10% áp dụng cho 16 hạng mục hàng hoá và dịch vụ đặc biệt cùng với nhóm hàng thứ 17 bao gồm bất kỳ loại hàng hoá và dịch vụ nào không bao gồm trong hai mức thuế nói trên như kinh doanh vàng, bạc và đá quý, đại lý vận chuyển đường biển, dịch vụ môi giới, ôtô bốn chỗ, dầu mỏ, khí ga, đồ điện tử, thiết bị gia dụng, vải, quần áo, xây dựng, lắp đặt, bưu chính, viễn thông, tư vấn, kế toán, dịch vụ du lịch và vận chuyển đường biển.

 


4. Thuế xuất nhập khẩu :

   Mức thuế xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi (theo quý). Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số mặt hàng, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên như gạo, khoáng sản, lâm sản, cá, kim loại phế liệu, vân vân. Mức thuế từ 0% đến 45%. Thuế xuất nhập khẩu áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

 


5. Thuế thu nhập cá nhân :

   - Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhân viên của mình.

 

   - Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần

 

6. Thuế tài nguyên :

   - Thuế tài nguyên là loại thuế doanh ngiệp thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.


    - Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô;Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

 

7. Thuế tiêu thụ đặc biệt :

   - Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt.


   - VD: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;Rượu;Bia;Xe ô tô; Tàu bay, du thuyền;Xăng các loại;Bài lá; Vàng mã, hàng mã; Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke)…. 

 


8. Tiền thuê đất :

            Doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất.


9. Phí, lệ phí khác .

 

 


 

 

Không có tài liệu nào được tìm thấy!

Các bài khác
khoahoc_detail